Khi mới đăng ký kinh doanh, việc góp vốn và khai báo, chứng minh vốn điều lệ là một trong nhiều công việc mà chủ doanh nghiệp cần làm. Trong bài viết dưới đây, Chữ Ký Số Giao Nhanh sẽ giúp chủ doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vốn điều lệ và các vấn đề liên quan tới vốn điều lệ khi mới thành lập doanh nghiệp.
Khái niệm vốn điều lệ
Để có thể nắm đúng khái niệm vốn điều lệ là gì, quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 có đề cập rõ như sau:
“Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.”
Quy định về vốn điều lệ với từng loại doanh nghiệp cụ thể
Để giúp chủ doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vốn điều lệ với từng loại doanh nghiệp khác nhau, Chữ Ký Số Giao Nhanh đã phân chia như sau:
Vốn điều lệ với công ty TNHH một thành viên
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, vốn điều lệ với công ty TNHH một thành viên là tổng lượng tài sản mà chủ sở hữu doanh nghiệp cam kết góp. Ngoài ra, chủ sở hữu doanh nghiệp phải góp vốn điều lệ trong tối đa 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu quá thời hạn này mà chủ doanh nghiệp chưa góp đủ vốn điều lệ thì phải thực hiện điều chỉnh vốn điều lệ cho đúng với số vốn thực góp.
Chủ doanh nghiệp phải chịu toàn bộ trách nhiệm bằng tài sản với các nghĩa vụ tài chính nếu không đóng, góp đủ, đúng hạn vốn điều lệ.
Ví dụ công ty TNHH MTV A đăng ký vốn điều lệ là 50 tỷ. Tuy nhiên, sau 90 ngày kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn B – chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ góp được 45 tỷ. Ông B cần điều chỉnh lại số vốn điều lệ cho đúng với thực tế.
Vốn điều lệ với công ty TNHH hai thành viên trở lên
Vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên là tổng giá trị tài sản góp vốn bởi các thành viên sở hữu công ty. Trong vòng 90 ngày kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các thành viên phải góp đủ vốn. Trường hợp vốn chưa được góp đủ sẽ phải điều chỉnh theo số vốn thực tế.
Sau khi góp vốn, các thành viên góp vốn sẽ được cấp giấy chứng nhận góp vốn. Mỗi thành viên đã góp vốn phải chịu trách nhiệm tương ứng với giá trị vốn mình đã góp. Những thành viên cam kết góp vốn nhưng vẫn chưa góp đủ thì vẫn phải chịu trách nhiệm tương ứng với số vốn mình đã đăng ký trước ngày công ty điều chỉnh số vốn điều lệ.
Trường hợp thành viên đăng ký góp vốn nhưng đến hạn mà vẫn chưa góp vốn thì không còn là thành viên của công ty. Số vốn này công ty có thể chào bán tới cá nhân, tổ chức khác sau đó.
Vốn điều lệ công ty cổ phần
Bên cạnh câu hỏi vốn điều lệ là gì, các quy định liên quan tới vốn điều lệ của công ty cổ phần cũng được nhiều thắc mắc. Theo quy định trong Luật Doanh nghiệp, vốn điều lệ của công ty cổ phần là “tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty”. Công ty cổ phần có thể huy động thêm vốn bằng cách bán cổ phiếu
Một số câu hỏi liên quan tới vốn điều lệ
Vốn điều lệ có ý nghĩa gì?
Vốn điều lệ giúp các nhà kinh tế nắm bắt được tình hình “sức khoẻ” của nền kinh tế vĩ mô và đưa ra các chính sách hợp lý giúp doanh nghiệp kích thích kinh doanh. Ngoài ra, vốn điều lệ là cơ sở để quy gán trách nhiệm tương ứng với người sở hữu doanh nghiệp trong trường hợp tranh chấp pháp lý.
Đối với doanh nghiệp, vốn điều lệ giúp doanh nghiệp khẳng định uy tín với đối tác, khách hàng và ngân hàng. Nếu số vốn quá thấp, doanh nghiệp có thể bị từ chối đầu tư, cho vay vì đối tác không đủ tin tưởng. Ngược lại, nếu doanh nghiệp khai vốn quá cao, ngoài khả năng góp vốn thì trong trường hợp phá sản, giải thể, vỡ nợ, chủ doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm tương ứng với số vốn đã khai báo.
Vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu?
Tuỳ thuộc vào ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh sẽ có quy định cụ thể về vốn điều lệ. Thực tế, có những doanh nghiệp chỉ đăng ký vốn điều lệ rất thấp, chưa tới 5 triệu đồng.
Doanh nghiệp cần chứng minh vốn điều lệ không?
Hiện nay, các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam không bắt buộc chứng minh vốn điều lệ. Tuy nhiên, nếu có vấn đề pháp lý xảy ra, công ty phải chịu trách nhiệm tương ứng với số vốn đã đăng ký.
Doanh nghiệp có bị phạt nếu khai sai vốn điều lệ không?
Theo điều 28 và 38 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền lên tới 20.000.000đ với hành vi góp vốn không đủ như đã đăng ký. Doanh nghiệp cần lưu ý điều này.
Lời kết
Trên đây là chia sẻ của Giao Nhanh về vốn điều lệ và các thông tin có liên quan. Hi vọng qua bài viết này chủ doanh nghiệp đã hiểu rõ hơn vốn điều lệ là gì và các quy định về vốn điều lệ.
Bên cạnh chuẩn bị vốn điều lệ, khi mới thành lập, doanh nghiệp còn cần chuẩn bị rất nhiều hồ sơ, chứng từ khác. Để giúp doanh nghiệp giảm thiểu công việc khi khai báo thuế, xuất hoá đơn điện tử, Giao Nhanh đã triển khai dịch vụ chữ ký số với ưu thế bảo mật vượt trội. Doanh nghiệp có nhu cầu nhận tư vấn MIỄN PHÍ vui lòng liên hệ:
Chữ ký số Giao Nhanh - Call Center : 0923 990 990
119 Nguyễn Thượng Hiền, P. 6, Q. Bình Thạnh